10 quy tắc chính trong design product

1. Tính đơn giản
– Giữ thiết kế đơn giản. Giảm bớt sự phức tạp để tạo nên sự dễ hiểu trong cách sử dụng. Hiểu cách mọi người suy nghĩ và hành xử có thể giúp bạn tạo ra những hướng dẫn giúp người dùng thực hiện các hành động mong muốn.
– Mặc dù sự đổi mới là rất quan trọng nhưng quá nhiều khác biệt so với sự quen thuộc sẽ khiến người dùng bị rối. Tìm sự cân bằng với những cãi cũ quen thuộc để giới thiệu được những giải pháp mới cho người dùng.
– Đảm bảo tính nhất quán về hình ảnh và chức năng trong toàn bộ sản phẩm. Điều này giúp người dùng hiểu và tương tác với sản phẩm hiệu quả hơn.

2. Tính nhất quán

3. Tính hiệu quả
– Thiết kế cấu trúc thông tin hiệu quả cho sản phẩm của bạn. Phù hợp cả người dùng thiếu kinh nghiệm và có kinh nghiệm. Các yếu tố thiết kế phải gợi ý cách sử dụng chúng, giúp tương tác trở nên trực quan.

4. Tính tiếp cận
– Thiết kế đa dạng cho lượng người dùng của bạn. Thiết kế các sản phẩm có thể tiếp cận được với mọi người với mọi khả năng.

5. Tính mở rộng
– Hãy xem xét sự phát triển và thay đổi của sản phẩm trong tương lai khi bạn thiết kế. Việc mở rộng quy mô thiết kế của bạn có thể tiết kiệm thời gian, tài nguyên và đảm bảo tính nhất quán khi sản phẩm của bạn phát triển. Cố gắng dự đoán các xu hướng và công nghệ trong tương lai có thể tác động đến sản phẩm của bạn.

6. Tính ghi nhớ
– Làm cho sản phẩm của bạn trở nên dễ hiểu và đáng nhớ hơn. Phân tích người dùng và sử dụng các mô hình như kể chuyện khi truyền đạt thông tin tới người dùng.
– Một câu chuyện hấp dẫn có thể giúp truyền đạt mục đích và giá trị sản phẩm của bạn, thu hút người dùng ở mức độ không nhỏ.

7. Tính thẩm mỹ và tối giản
– Một thiết kế đẹp mắt về mặt thẩm mỹ sẽ tạo ra phản ứng tích cực trong não người dùng và khiến họ tin rằng thiết kế đó thực sự hiệu quả.
– Giao diện không được chứa thông tin không liên quan hoặc hiếm khi cần thiết. Mỗi thông tin thừa sẽ làm nhiễu các thông tin chính và làm giảm khả năng hiển thị của chúng.

8. Tính bền vững
– Xem xét tác động của vật liệu thiết kế và quy trình được sử dụng trong thiết kế sản phẩm. Hướng tới sự bền vững trong suốt vòng đời sản phẩm.

9. Tính cảm xúc
– Nhằm mục đích gợi lên những cảm xúc tích cực thông qua thiết kế của bạn. Một sản phẩm mà người dùng hình thành kết nối cảm xúc có thể tăng mức độ tương tác và lòng trung thành của người dùng.

10. Tính đạo đức
– Hãy xem xét tác động rộng hơn của thiết kế đối với quyền riêng tư và hạnh phúc cá nhân. Thiết kế các sản phẩm không chỉ hiệu quả mà còn có trách nhiệm và đạo đức. Tránh các mô hình xấu và các chiến thuật lôi kéo có thể gây tổn hại đến trải nghiệm hoặc niềm tin của người dùng.