<>Visual thinking hay còn gọi là tư duy hình ảnh là phương pháp sử dụng các hình ảnh trực quan để suy nghĩ, giải quyết vấn đề và truyền tải thông tin. Thay vì chỉ dựa vào từ ngữ, con số, con người có thể hình dung các ý tưởng, dữ liệu và khái niệm thông qua hình ảnh, từ đó tạo ra sự rõ ràng và dễ hiểu hơn.
/4 loại Visual Thinking phổ biến
1. Bản phác thảo (Sketch)
– Bản phác thảo là một cách thể hiện nhanh chóng và đơn giản các ý tưởng, chỉ với một cây bút và giấy, bạn có thể phác thảo những suy nghĩ, hình ảnh mà bạn muốn truyền tải. Đây là bước đầu tiên để chuyển ý tưởng từ não bộ ra bên ngoài, từ đó giúp bạn dễ dàng hình dung, điều chỉnh theo thực tế. Visual thinking thường có nhiều ví dụ về cách sử dụng bản phác thảo để thiết kế, lập kế hoạch sản phẩm, ghi chú,…một cách sáng tạo.
2. Sơ đồ (Diagram)
– Sơ đồ là một công cụ hữu ích trong việc trình bày mối quan hệ giữa các yếu tố. Sử dụng các hình khối, mũi tên, nhãn,… để biểu diễn các quy trình, luồng công việc hay mối quan hệ nhân quả. Một sơ đồ rõ ràng có thể thay thế cả trang giấy dài với hàng loạt thông tin phức tạp. Ứng dụng visual thinking trong marketing thường sử dụng sơ đồ để giải thích các chiến lược hay quy trình tiếp thị.
3. Biểu đồ (Chart)
– Biểu đồ là cách phổ biến để thể hiện dữ liệu thông qua các hình ảnh. Thay vì liệt kê các con số, biểu đồ giúp người xem dễ dàng so sánh và nhận diện xu hướng. Các loại biểu đồ như biểu đồ cột, biểu đồ đường hay biểu đồ tròn thường được sử dụng trong phân tích dữ liệu marketing, từ đó giúp đưa ra quyết định chính xác hơn.
4. Bảng biểu (Tables)
– Bảng biểu là cách trình bày thông tin một cách có cấu trúc, cho phép người xem theo dõi dữ liệu trực quan, dễ hiểu. Trong các báo cáo, kế hoạch, chiến lược marketing cũng thường xuyên tận dụng các bảng biểu để tóm tắt thông tin quan trọng được rõ ràng, nhanh chóng hơn.
/Ứng dụng của Visual Thinking trong Marketing
– Visual thinking trong marketing không chỉ giúp trình bày dữ liệu và chiến lược một cách sinh động mà còn giúp thúc đẩy sự sáng tạo. Nhờ việc chuyển các ý tưởng phức tạp thành hình ảnh, marketer có thể dễ dàng giao tiếp với các thành viên trong đội, khách hàng và các đối tác. Bên cạnh đó, việc chuyển các dữ liệu phức tạp thành hình ảnh sinh động như dashboard, báo cáo trực quan,… visual thinking hỗ trợ các nhà marketing phân tích dữ liệu khách hàng, nắm bắt xu hướng thị trường, theo dõi hiệu suất chiến dịch một cách dễ hiểu.
– Điều này giúp họ có cái nhìn tổng quan rõ ràng hơn về tình hình hiện tại và đưa ra các quyết định nhanh chóng, chính xác hơn. Việc sử dụng visual thinking trong quy trình marketing còn giúp tạo ra các chiến dịch quảng cáo sáng tạo, dễ hiểu và thu hút người xem hơn. Thực tế có thể thấy một infographic bắt mắt sẽ hiệu quả hơn nhiều so với một bài viết dài dòng mà khó hiểu.
– Tư duy hình ảnh còn là công cụ hỗ trợ hiệu quả trong việc sáng tạo và phát triển sản phẩm. Thông qua việc vẽ phác thảo, lập sơ đồ quy trình và mô phỏng sản phẩm, các nhà quảng cáo và thiết kế sẽ dễ dàng trao đổi ý tưởng và cộng tác với nhau. Đặc biệt là định hình rõ ràng các sản phẩm, dịch vụ, đảm bảo phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng ngay từ đầu.
/Sự khác nhau giữa Visual Thinking và Design Thinking
– Mặc dù cả visual thinking và design thinking đều hướng đến việc sáng tạo và giải quyết vấn đề, nhưng chúng có những điểm khác biệt rõ rệt. Visual thinking tập trung vào việc sử dụng hình ảnh để suy nghĩ và truyền đạt ý tưởng, trong khi đó, design thinking là một quy trình sáng tạo bao gồm các bước như đồng cảm, xác định vấn đề, lên ý tưởng, tìm kiếm giải pháp và thử nghiệm.
– Nói một cách đơn giản, visual thinking là một phần của quá trình design thinking. Trong các bước design thinking, visual thinking thường được sử dụng để mô phỏng, phác thảo và thử nghiệm các ý tưởng một cách nhanh chóng giúp team thiết kế đưa ra những giải pháp tối ưu nhất.